“Đó là câu chuyện của tuổi thơ tôi!” - Phạm Nguyễn Thiên Phú chia sẻ về bộ font chữ lấy cảm hứng từ tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài.
Theo học mỹ thuật ứng dụng tại Đại học Mỹ thuật TP.HCM ở tuổi 25 sau khi đã có công việc ổn định với tương lai trở thành quản lý nhà hàng, Thiên Phú lại khởi đầu với đủ thứ việc để sống và để học. Và bộ font chữ - đồ án tốt nghiệp của Phú vào năm 2013 - chính là thành quả của năm năm miệt mài vừa kiếm sống vừa theo đuổi đam mê vẽ mỹ thuật.
Bộ font chữ Dế Mèn phiêu lưu ký gồm 26 chữ cái và 10 chữ số, kể lại cuộc gặp gỡ của Dế Mèn và những “người” chú đã gặp trên con đường khám phá thế giới. Họa tiết trên mỗi chữ cái là một tuyến nhân vật trong truyện và đời sống trong tự nhiên của chúng. Chữ A có hình một chú kiến và hệ thống hang kiến trong lòng đất cùng cây cỏ xung quanh làm người xem dễ liên tưởng đến gã Kiến Lửa hung hăng trong cuộc đại chiến của Dế Mèn. Hay chữ C là hình ảnh thu nhỏ của vương quốc đầm lầy - nơi sinh sống của chú cá dữ tợn mà Dế Mèn và người bạn đồng hành Dế Trũi có lần chu du ngang qua. Tương tự, Châu Chấu Voi mà Dế Mèn đã đánh nhau, Ếch Cốm và thầy đồ Cóc ở vương quốc đầm lầy, làng Cỏ May - vương quốc của loài côn trùng có cánh... đã được Phú tưởng tượng và vẽ theo cảm nhận của mình.
Qua bàn tay của Phú, thế giới côn trùng muôn màu muôn vẻ dưới ngòi bút của nhà văn Tô Hoài được thể hiện thành hình hài với những đường nét bay bổng, sinh động. Nhà văn Tô Hoài đã ra đi nhưng những tác phẩm của ông luôn là nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ trẻ - trong trường hợp này là một anh chàng mê thiết kế đồ họa và dám ước mơ mang tên Thiên Phú.
Theo học mỹ thuật ứng dụng tại Đại học Mỹ thuật TP.HCM ở tuổi 25 sau khi đã có công việc ổn định với tương lai trở thành quản lý nhà hàng, Thiên Phú lại khởi đầu với đủ thứ việc để sống và để học. Và bộ font chữ - đồ án tốt nghiệp của Phú vào năm 2013 - chính là thành quả của năm năm miệt mài vừa kiếm sống vừa theo đuổi đam mê vẽ mỹ thuật.
Bộ font chữ Dế Mèn phiêu lưu ký gồm 26 chữ cái và 10 chữ số, kể lại cuộc gặp gỡ của Dế Mèn và những “người” chú đã gặp trên con đường khám phá thế giới. Họa tiết trên mỗi chữ cái là một tuyến nhân vật trong truyện và đời sống trong tự nhiên của chúng. Chữ A có hình một chú kiến và hệ thống hang kiến trong lòng đất cùng cây cỏ xung quanh làm người xem dễ liên tưởng đến gã Kiến Lửa hung hăng trong cuộc đại chiến của Dế Mèn. Hay chữ C là hình ảnh thu nhỏ của vương quốc đầm lầy - nơi sinh sống của chú cá dữ tợn mà Dế Mèn và người bạn đồng hành Dế Trũi có lần chu du ngang qua. Tương tự, Châu Chấu Voi mà Dế Mèn đã đánh nhau, Ếch Cốm và thầy đồ Cóc ở vương quốc đầm lầy, làng Cỏ May - vương quốc của loài côn trùng có cánh... đã được Phú tưởng tượng và vẽ theo cảm nhận của mình.
Qua bàn tay của Phú, thế giới côn trùng muôn màu muôn vẻ dưới ngòi bút của nhà văn Tô Hoài được thể hiện thành hình hài với những đường nét bay bổng, sinh động. Nhà văn Tô Hoài đã ra đi nhưng những tác phẩm của ông luôn là nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ trẻ - trong trường hợp này là một anh chàng mê thiết kế đồ họa và dám ước mơ mang tên Thiên Phú.