Các logo ấn tượng thì chỉ cần một nháy mắt là đã nhận ra. Chúng cũng sẽ để lại ấn tượng lâu dài trong tâm trí người tiêu dùng nói chung, dù họ có từng mua sản phẩm của bạn hay không.
Logo của hãng bán lẻ Target thì nhắm trúng hồng tâm, Nike là một đường cong uyển chuyển, và Apple thì bắt mắt. Tất cả logo của cả ba công ty đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một logo: độc đáo, đáng nhớ và vững vàng trước thử thách của thời gian.
Vậy quá trình để tạo ra 1 logo xuất sắc là như thế nào? Hãy
đặt ra 10 câu hỏi sau đây.
1. Có những loại logo nào?
Có thể chia thành 4 loại logo như sau:
1. Logo kiểu chữ
(wordmark/logotype): là logo gồm nhiều ký tự hoặc các chữ cái đứng tự do. Vd: eBay, IBM, CNN…
2. Logo 1 ký tự
(letterform logo): chỉ bao gồm ký tự đầu tiên, chữ viết tắt của thương hiệu
nhóm lại với nhau thành logo. Vd: Uber, Unilever, Beats and McDonald.
3. Logo hình (pictorial
logo): bao gồm những minh hoạ biểu
tượng, ký hiệu dễ nhận biết. Vd:
Starbucks, Twitter, Playboy…
4. Logo trừu tượng
(abstract logo): không tượng trưng cho một hình ảnh cụ thể mà mang tính
khái quát, trừu tượng. Hãng Nike có lẽ là thương hiệu thành công nhất với logo
dạng này.
2. Loại logo nào sẽ phù hợp nhất với thương hiệu của tôi?
Rất tiếc là không có loại logo nào phù hợp cho tất cả mọi
thương hiệu. Bạn cần nắm rõ tên thương hiệu và loại hình sản phẩm/dịch vụ cung
cấp để chọn lựa loại logo phù hợp.
Ví dụ, bạn muốn có tên thương hiệu ngắn gọn là eBay, vậy
logo chữ sẽ là ý hay. Logo chữ hoặc logo 1 ký tự giúp cho người dùng dễ nhớ tên
thương hiệu hơn là logo trừu tượng. Nếu bạn muốn chọn logo trừu tượng, cần đảm
bảo rằng nó không khó hiểu và phản ánh đúng tính chất đặc trưng của thương hiệu.
3. Logo nên chuyển tải những đặc điểm chính nào về thương
hiệu?
Logo của bạn, từ màu sắc đến hình dáng, nên cho người xem một cảm nhận ngay lập tức về thương hiệu, biết công ty của bạn làm về gì.
Khi người dùng nhìn vào logo, họ cần cảm nhận được “tính
cách” của thương hiệu cũng như quan điểm đặc trưng của thương hiệu đó. Khách
hàng cần biết rằng, bạn khác với những đối thủ khác, rằng bạn là một doanh nghiệp
chuyên nghiệp, tự tin và thành công trong lĩnh vực này.
Logo của Amazon là một ví dụ điển hình cho việc thể hiện được
bản sắc thương hiệu của một logo. Một mũi tên chỉ từ “a” đến “z” vì Amazon cung
cấp tất cả mọi thứ từ A đến Z. Mũi tên cũng giống như một nụ cười, hàm ý về dịch
vụ khách hàng thân thiện của Amazon.
4. Logo dùng màu nào là thích hợp nhất?
Chọn lựa màu sắc là cực kỳ quan trọng. Để định vị bản thân, tạo
sự khác biệt, cần lưu ý không sử dụng các màu mà công ty đối thủ đã chọn.
Cũng cần cân nhắc ảnh hưởng đến tâm lý của các nhóm màu sắc
khác nhau. Ví dụ, màu đỏ - vốn được dùng
rất hợp lý trong logo của Red Bull – thể hiện sự năng động, mạnh mẽ và thậm chí
hơi “nổi loạn”. Màu vàng cho cảm giác hiếu động và tươi trẻ, rất phù hợp cho
các công ty liên quan đến sức khoẻ. Bên cạnh đó, màu xanh dương – màu được chọn
bởi Ford, Samsung và GE – tạo ấn tượng tự tin, bình tĩnh và đáng tin cậy.
5. Nên cân nhắc loại font nào?
Tương tự như màu sắc, font cũng đóng vai trò rất quan trọng
trong chuyển tải thông điệp và cảm xúc. Mỗi thương hiệu phù hợp với một loại
font khác nhau.
Ví dụ, một hãng luật nên chọn font thẳng, đậm, không màu mè
để cho cảm giác mạnh mẽ, công bằng và tôn kính. Trong khi đó, logo của một cửa
hàng kẹo nên chọn loại font đặc biệt, nhiều thay đổi để thể hiện sự trẻ trung,
ngọt ngào và vui vẻ.
6. Tôi nên tự thiết kế logo hay nhờ người có chuyên môn?
Lời khuyên: nên nhờ một graphic designer chuyên nghiệp để
đảm đương nhiệm vụ này, dù cho bạn vẽ rất đẹp hoặc kinh phí của bạn rất hạn hẹp
đi chăng nữa. Kỹ năng của một designer giỏi sẽ giúp ích rất nhiều, bởi họ hiểu
rõ về logo, cũng như những thay đổi mà logo cần có trên những kênh marketing và
truyền thông khác nhau. Các yếu tố này rất quan trọng, tuyệt đối không được phớt
lờ hoặc làm bừa khi mới bắt đầu xây dựng thương hiệu.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần định hình màu sắc, hình dáng và
font logo bạn mong muốn trước khi thảo luận với designer. Hãy cho designer biết
những yêu cầu của bạn trước khi họ lên phác thảo.
7. Thiết kế logo mất bao nhiêu tiền?
Những công ty thiết kế chuyên nghiệp thường ra giá từ
4000$-15000$ chỉ riêng cho logo, một chi phí đắt đỏ đối với hầu hết các công ty
mới khởi nghiệp hoặc doanh nghiệp nhỏ.
Để có giá tốt hơn, bạn có thể liên hệ các designer làm việc
freelance. Họ thường làm việc theo giờ (35$-150$/giờ, giá cả thay đổi tuỳ vào
kinh nghiệm). Tuy nhiên, đừng chọn 1 designer chỉ vì họ đưa giá rẻ. Hãy chọn
designer có kinh nghiệm với lĩnh vực kinh doanh của bạn.
Ngoài ra, cũng có một vài công ty cung cấp dịch vụ thiết kế
logo online, như Logoworks, chuyên cung cấp các gói ý tưởng về logo, thiết
kế logo hoặc chỉnh sửa logo với giá từ 299$-599$.
8. Tôi nên đặt logo của mình ở đâu?
Online: Nên đặt logo ở trên website công ty, các chiến dịch
quảng cáo kỹ thuật số, và trên các trang mạng xã hội, ví dụ như Facebook,
Twitter, Instagram và Pinterest.
Offline: Hãy đặt logo của bạn ở cửa trước văn phòng làm việc,
trên danh thiếp, trên bao bì sản phẩm, đồng phục nhân viên, các dụng cụ văn
phòng của công ty, và trên các hợp đồng.
9. Những lỗi nào cần tránh trong thiết kế và sử dụng logo?
Sai lầm nghiêm trọng nhất là lên thiết kế trước khi nghiên cứu
kỹ lưỡng logo của đối thủ cạnh tranh. Một điểm giống dù nhỏ nhất giữa logo của
bạn và logo của đối thủ sẽ khiến khách hàng nhầm lẫn và bạn có thể trả giá rất
đắt.
Cũng không nên giới hạn
sự xuất hiện của logo. Cần phổ biến logo trên nhiều địa điểm và không gian khác
nhau, như trên app icon, trên website, trên bảng quảng cáo, hay trên áo thun và
mặt bên của xe tải chở hàng.
10. Có nên tính trước các phương án thay đổi cho logo trong vòng 10 năm tới?
Đa số các logo đều cần thay đổi sau khoảng thời gian 10 năm để
tránh gây nhàm chán. Điểm quan trọng là, cần đi đúng hướng ngay từ đầu và tính
trước các thay đổi cần thiết trong tương lai.
Như trường hợp của Michelin Man, anh chàng trong logo của
thương hiệu nãy ắt hẳn đã phải tiêm Botox và trải qua rất nhiều cuộc phẫu thuật
thẩm mỹ trong vòng 1 thế kỷ qua, nhưng anh ấy vẫn là chàng trai Michelin thuở
ban đầu!
Theo Entrepreneur.com
0 nhận xét:
Post a Comment