Wednesday, October 28, 2015

15 TRANG WEB PORTFOLIO ẤN TƯỢNG BẠN NÊN GHÉ THĂM

Đôi khi sẽ thật khó cạnh tranh trong lĩnh vực sáng tạo này. Với khách hàng, họ có hàng trăm ngàn sự lựa chọn đối tác thiết kế. Vậy giữa hàng trăm ngàn sự lựa chọn đó, làm sao để khách hàng đặc biệt chú ý tới bạn để rồi sau đó là những hợp đồng hoành tráng? Không có gì tốt hơn là sử dụng trang web portfolio để giới thiệu các kỹ năng, kinh nghiệm làm việc và kỹ thuật của bạn, giúp khách hàng tiềm năng có thể đánh giá chất lượng trước khi quyết định cộng tác cùng ai.

Trình bày những sản phẩm thiết kế bạn đã thực hiện cần phải là một quá trình chuyên nghiệp, rõ ràng, đơn giản và được chăm chút một cách hoàn hảo. SDmedia đã tổng hợp được 15 website về portfolio khá hay và muốn chia sẻ đến mọi người. Đây là những đại diện đến từ các trang web portfolio tốt nhất trên internet mà chúng tôi biết. Hãy lướt qua và cho tôi biết bạn có yêu thích chúng như tôi không nhé!



1. Claudio Calautti

2. Eric Huguenin

3. Alex Pierce

4. Alexander Engzell

5. Robby Leonard


7. Gui Bento

8. Kasper Laiggard

12. Stefan Ivanov

15. Justin Maller

Nguồn: Tổng hợp


Thursday, October 22, 2015

7 CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU "MÊ HOẶC" TRÊN INSTAGRAM

Có câu: "Một tấm ảnh đáng giá ngàn lời". Với hơn 300 triệu người dùng trong 1 tháng và lượng tương tác bỏ xa Twitter, Instagram chắc chắn là kênh mạng xã hội hiểu rõ nguyên lý này nhất.

Mặc dù Instagram được xem là phù hợp cho các thương hiệu sử dụng platform B2C (business to consumer), nhưng các thương hiệu B2B (business to business) vẫn có thể khai thác các điểm mạnh của mạng xã hội này. 

Hãy cùng SDmedia tham khảo 7 thương hiệu B2B cực kỳ thành công với Instagram và phân tích các hình ảnh sở hữu lượng tương tác “khủng” của họ nhé.

1. Thể hiện văn hóa doanh nghiệp như Buffer
163 posts | 3,873 followers | 59 following



Họ là ai: Một doanh nghiệp vừa mới khởi nghiệp, chuyên cung cấp các công cụ quản lý social media, hướng đến sự tích cực, trung thực và tự hoàn thiện bản thân.
Lý do thành công: Buffer có lượng theo dõi khủng do họ chủ trương xây dựng nét văn hóa và giá trị đặc thù (ví dụ, nhân viên công ty có thể tự do làm việc từ xa, và luôn hoàn thiện bản thân), luôn có sự khác biệt và rất nhiều ngẫu hứng trong từng bài post của công ty.
  • Tương tác trung bình trên 1 bài post: 96 likes & comments 
  • Tỷ lệ tương tác bình quân: 2.75%

2. Xây dựng thương hiệu như Zendesk
575 posts | 2,854 followers | 217 following



Họ là ai: Đây là một phần mềm chăm sóc khách hàng dựa trên dữ liệu điện toán đám mây, giúp tăng mức độ hài lòng và xây dựng mối quan hệ đặc biệt với khách hàng.
Lý do thành công: yếu tố con người. Những hình ảnh về nhân viên vui vẻ, đến các sự kiện teambuilding trong công ty, và các bài post thể hiện mối quan tâm của họ đến với cộng đồng đều cho thấy sự gắn kết giữa con người với con người.
Tương tác trung bình trên 1 bài post: 54 likes & comments
Tỷ lệ tương tác bình quân: 2.17%

3. Tạo ra một quan điểm độc đáo như MailChimp 
291 posts | 21K followers | 0 following


Họ là ai: Họ cung cấp dịch vụ email với hình ảnh vui nhộn là con khỉ đội nón Freddy. Sứ mệnh đơn giản: giúp người dùng trải nghiệm dịch vụ email tiện lợi và hiệu quả hơn.
Lý do thành công: Nhờ 3 đặc tính sau: năng động, đa sắc màu và khó đoán. MailChimp cho người xem những góc nhìn mới lạ của cuộc sống: từ các series #MeetMailChimp có điểm nhấn vào nhân viên, đến các hình ảnh của những cá nhân xuất sắc và các cách thông minh để trình bày các đặc tính mới của sản phẩm. Họ mang đến nét nghịch ngợm và tươi mới cho một sản phẩm vốn đã quá cũ trong thế giới ngày nay. Bên cạnh đó, dòng status “0 following” của họ cũng rất đặc biệt.

  • Tương tác trung bình trên 1 bài post: 345 likes & comments
  • Tỷ lệ tương tác bình quân: 1.77%

4. Thể hiện phong cách như Hootsuite
813 posts | 15.3K followers | 3,362 following
Họ là ai: Một công cụ quản lý social media độc đáo sáng lập bởi chuyên gia social media Ryan Holmes với linh vật là con cú.
Lý do thành công: Tất nhiên là do tính cách đáng yêu và thông minh như chính linh vật của họ. Hootsuite thể hiện các tương tác xã hội với những khách hàng lớn, và thể hiện văn hóa công ty: tập trung vào nhân viên, kèm theo hình ảnh về các chú cún đáng yêu.

  • Tương tác trung bình trên 1 bài post: 204 likes & comments
  • Tỷ lệ tương tác bình quân: 2.02%

5. Cảm hứng từ Canva
538 posts | 21.7K followers | 1,193 following

Họ là ai: Một công cụ thiết kế thân thiện với người dùng được xây dựng chính bởi Guy Kawasaki.
Lý do thành công: Trang Instagram của Canva giúp mọi người tiếp cận một cách dễ dàng nhất bằng các hình ảnh sinh động: rất trực quan, tập trung vào design, và đầy cảm hứng.
Tương tác trung bình trên 1 bài post: 263 likes & comments
Tỷ lệ tương tác bình quân: 1.38%

6. Cung cấp giá trị như LinkedIn
271 posts | 56.4k followers | 5 following



Họ là ai: Kênh mạng xã hội lớn nhất thế giới về nghề nghiệp. Đây là cổng tương tác vơi tất cả những gì liên quan đến nghề nghiệp: như đăng tuyển công việc hay lời khuyên cho mọi người, và những ý kiến của các chuyên gia.
Lý do thành công: Khả năng giáo dục và truyền cảm hứng. Instagram của LinkedIn thể hiện mối quan tâm đến cộng đồng, dù đó là nhân viên hay doanh nghiệp. Series #LinkedInNextWave cho thấy tầm nhìn xa của họ trong lĩnh vực này trong khi series #PictureOpportunity lại rất phù hợp cho các nhân viên muốn tìm kiếm thách thức.
  • Tương tác trung bình trên 1 bài post: 347 likes & comments
  • Tỷ lệ tương tác bình quân: 0.72%

7. Shopify và sức mạnh hình ảnh
1,711 posts | 55.8K followers | 4,292 following


Họ là ai:  Một platform bán hàng online đa năng, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và giúp cho trải nghiệm mua sắm trở nên hoàn thiện nhất có thể.
Lý do thành công: Điều hành doanh nghiệp thật là rắc rối và mệt mỏi, đôi khi khiến các nhà quản lý cạn kiệt các nguồn cảm hứng. Bằng cách kết hợp những câu trích dẫn tạo cảm hứng cùng với hình ảnh đẹp mắt, trang Instagram của Shopify lôi cuốn người xem cả về hình thức lẫn nội dung.

  • Tương tác trung bình trên 1 bài post: 272 likes & comments
  • Tỷ lệ tương tác bình quân: 0.60%

Theo brandfolder.com

Friday, October 16, 2015

MÀU ĐỎ - TĂNG HAM MUỐN & GIẢM IQ

Trong thế giới sáng tạo, không có quy luật nghiêm ngặt nào về màu sắc thiết kế. Một số màu khiến hình ảnh sống động hơn, một số khác tăng thêm chiều sâu cho logo. Sở hữu một màu sắc riêng mang đến sự thành công cho thương hiệu là vấn đề hết sức quan trọng. Và đây thực sự là cách mà một loạt các chuỗi thương hiệu hàng đầu đã đặt cược khi thiết kế để tạo nên sự khác biệt.

Trong đó, màu đỏ đặc biệt nổi trội và được rất nhiều thương hiệu lựa chọn sử dụng. Tại sao màu đỏ lại được ưu ái như vậy? Do ý nghĩ chủ quan? Do sở thích cá nhân hay do ảnh hưởng của nền văn hóa?

Bài blog tuần này là phần đầu tiên trong chuỗi bài tìm hiểu về lý thuyết màu sắc, ý nghĩa đằng sau các họ màu sắc, có bao nhiêu sắc độ, giá trị, độ bão hòa, các tông màu, các sắc thái khác nhau của màu sắc và ảnh hưởng của nó lên cảm nhận của chúng ta. 














Màu đỏ - Khơi gợi ham muốn

Có nhiều ý kiến cho rằng màu sắc còn phụ thuộc văn hóa, và chỉ các nước phương Tây mới đánh đồng màu đỏ với tình dục. Thật ra cả thế giới đều có chung suy nghĩ về màu đỏ. Một nghiên cứu tiến hành trên cộng đồng người Burkina, phát hiện rằng nam giới ở vùng này vẫn bị kích thích bởi màu đỏ, dù với họ màu đỏ tượng trưng cho xui xẻo và bệnh tật. Cụ thể, khi đưa ra hình ảnh người phụ nữ trên nền đỏ và nền trung tính, họ chọn màu đỏ. Thực hiện nghiên cứu này tại khắp nơi trên thế giới đều mang lại kết quả tương tự: Bất kể sắc tộc, màu da hay văn hóa, đàn ông đều thấy kích thích trước màu đỏ. 
Nguyên nhân đến từ tổ tiên và các họ hàng gần gũi với con người hàng triệu năm trước đây. Sau khi lớp lông rụng đi, vào mùa sinh sản, da của con cái trở nên đỏ hồng và nếu con đực phát hiện được sự khác biệt này sẽ chiếm ưu thế hơn. Từ đó, màu đỏ tượng trưng cho sự chín muồi của hoạt động tình dục. Dù rằng ngày nay, da của phụ nữ không đỏ hồng khi rụng trứng nhưng ý niệm về màu đỏ đã đi sâu vào tiềm thức. 
Một nghiên cứu tại Canada cho biết, phụ nữ vào kỳ rụng trứng thường có xu hướng chọn đồ màu đỏ nhiều hơn gấp 3 lần, và khi khảo sát ngẫu nhiên những phụ nữ đang mặc màu đỏ, có đến 77% đang vào giai đoạn rụng trứng. Có vẻ như màu đỏ là lựa chọn vô thức của con người lúc … cần thiết. Các designer và doanh nghiệp có thể áp dụng thực tế này: Nên sử dụng màu đỏ khi muốn kích thích bản năng của con người.
Ví dụ hoàn hảo cho trường hợp này là thương hiệu Louboutin. Louboutin đã chọn màu đỏ rực rỡ để hàm ý cho sự ham muốn và đam mê. Sắc đỏ độc nhất ở phần đế tương phản, trái ngược với phần còn lại của chiếc giày, tạo sự nổi bật và đánh dấu thương hiệu Louboutin. Dù rất nhiều hãng giày đã sao chép ý tưởng này, nhưng Louboutin đã đăng ký bản quyền cho “đế đỏ” vào năm 2012

Màu đỏ - Bí quyết của sự thành công

Bên cạnh ham muốn, màu đỏ còn tượng trưng cho sự lấn lướt. Gương mặt đỏ hồng của nữ giới là dấu hiệu cho sự quyến rũ và sẵn sàng quan hệ, nhưng ở nam giới lại biểu lộ sự hung dữ và bạo lực. Khi tức giận, gương mặt chúng ta trở nên đỏ bừng. Màu đỏ có thể gây tăng nhịp tim, huyết áp và khiến bạn trở nên kích động hơn.
Từ đó, có thể lợi dụng sự phấn khích của màu đỏ để lôi cuốn người đối diện đi theo dòng cảm xúc của thương hiệu hoặc sản phẩm, như Ferrari.




Vì là dấu hiệu của sự áp đảo, màu đỏ cũng khiến tăng nồng độ adrenalin nên mặc màu đỏ khi thi đấu có thể giúp bạn dành được chiến thắng. Tuy nhiên, cần cẩn trọng khi sử dụng màu đỏ, vì có thể tạo ra những tác động vô thức lên cơ thể như tăng huyết áp, gây căng thẳng hoặc hung hăng. 
Nếu đang thiết kế cho một website cần yếu tố thư giãn hoặc các sản phẩm cho em bé thì không nên sử dụng màu đỏ.

Màu đỏ - Kích thích mua sắm và chi tiêu mạnh tay

Màu đỏ gây tác động mạnh, khiến con người bỏ qua những suy nghĩ lý trí thông thường và kích thích bản năng, do đó được sử dụng phổ biến làm màu chủ đạo cho thương hiệu và logo trong thương mại (Coca-cola, hãng dầu Exxon và Texaco, hệ thống siêu thị Kmart và Target, hoặc tổ chức tài chính Bank of America và Wells Fargo). Các công ty này muốn tạo ấn tượng can đảm, mạnh mẽ, hào hứng và sôi nổi. Họ cũng muốn logo bắt mắt với người dùng trên đường phố hoặc trong các chương trình quảng cáo.
Kết quả nghiên cứu nhận ra tác dụng của màu sắc trong thiết kế sản phẩm, người dùng nhận thức về logo màu đỏ là “thú vị” và logo màu xanh là “cạnh tranh”. Các nhà khoa học cũng đổi màu sắc bao bì và hỏi ý kiến của người tiêu dùng, kết quả cho thấy: màu tím được xem là “ngụy tạo”, trong khi đỏ sậm được cho là “bền vững” (sản phẩm dùng trong nghiên cứu này là bao cao su, khi mà độ bền và sự tin cậy được coi trọng)
Các nhà nghiên cứu cũng xem xét liệu ánh sáng nơi sản phẩm được trưng bày có ảnh hưởng đến quyết định mua sắm. Một nghiên cứu năm 1993 cho thấy, cả ánh sáng màu xanh và đỏ bên ngoài cửa hàng đều giúp khách hàng cảm nhận tích cực về sản phẩm; nhưng khi khách hàng đã vào bên trong cửa hàng, ánh sáng màu xanh sẽ có ảnh hưởng tốt hơn. Do đó, các nhà marketer và designer có thể thu hút khách hàng bằng ánh sáng đỏ từ bên ngoài, và ánh sáng xanh từ bên trong.
Do khơi gợi bạo lực nên màu đỏ cũng gây ảnh hưởng trong các cuộc thỏa thuận. Theo dữ liệu từ eBay, một nghiên cứu phát hiện rằng nền đỏ sẽ giúp người mua đấu giá cao vì họ bị ảnh hưởng từ sự hung hăng của màu đỏ.

Màu đỏ và công việc

Không nên sử dụng màu đỏ trong môi trường làm việc, vì nó khiến ta căng thẳng và sợ sai lầm, dù thực tế không như vậy. Các nghiên cứu cho thấy, các sinh viên sẽ có kết quả tệ hơn trên các bài test về IQ và sáng tạo nếu tiếp xúc một thời gian ngắn với màu đỏ. Không nên sử dụng màu đỏ trong môi trường làm việc cần sự sáng tạo.
Tuy nhiên, màu đỏ giúp chúng ta tập trung tốt hơn (sẽ phát hiện lỗi sai từ ngữ tốt hơn khi đọc trên nền đỏ). Tượng trưng cho sự sai lầm, màu đỏ giúp chúng ta cẩn trọng và chú ý hơn. Đó là lý do các bảng báo hiệu đều có màu đỏ, đặc biệt trong các trường hợp khẩn cấp.

Màu đỏ: được ăn cả, ngã về không

Màu đỏ mang ấn tượng rất mãnh liệt nên sẽ là thảm họa nếu bạn dùng sai; nhưng lại thành công vang dội nếu bạn dùng đúng.
Cũng như mọi lựa chọn trong thiết kế, hình thức phải theo sau chức năng. Bạn muốn chuyển tải nội dung gì? Nếu đó là sự ham muốn, kích động, thậm chí là bạo lực: màu đỏ là quyết định đúng đắn (Lưu ý rằng màu đỏ sẽ ảnh hưởng sâu sắc lên thiết kế, do đó gia giảm cho phù hợp mục đích)


Quá nhiều màu đỏ sẽ gây mệt mắt và lấn át những thiết kế hoặc thông tin khác. Bạn có thể tham khảo một cách chấm phá khi sử dụng màu đỏ của designer Pierrick Calvez. Vòng tròn màu đỏ tạo ra sự tương phản (và cũng là ấn tượng) đáng kể so với các thiết kế khác trong porfolio của anh ấy

Một vấn đề cần lưu ý nữa là sắc thái màu (shade). Không phải màu đỏ nào cũng giống nhau: đỏ sáng sẽ rất thú vị và thu hút chú ý, trong khi đỏ tối sẽ ấm áp và thân thiện hơn. Nếu muốn sử dụng toàn bộ màu đỏ trong thiết kế, hãy sử dụng màu đỏ tối.

Vì màu đỏ gợi rất nhiều cảm xúc khác nhau nên cần được cân nhắc sử dụng trong thiết kế và sản phẩm. Nhưng màu đỏ cũng có sự mạnh mẽ, gợi cảm và có thể gửi tín hiệu mà không màu sắc nào có được.

­
Theo designschool.canva.com

Wednesday, October 7, 2015

BẠN LÀ AI TRONG NGÀNH THIẾT KẾ ĐỒ HỌA IN ẤN? (PHẦN 1)

Trước khi xác định thiết kế in ấn là công việc sẽ theo đuổi lâu dài, bạn nên xem qua các thông tin về thiết kế đồ họa trong ngành công nghiệp in. Có thể chúng sẽ hỗ trợ đắc lực cho bạn trong việc tìm ra đam mê của mình trong lĩnh vực này. Các cấp bậc công việc trong ngành? Công việc hàng ngày của các vị trí này? Mức lương nhận được? Và làm cách nào để nhanh chóng phát triển kỹ năng của bản thân? Hãy cùng SDmedia tìm hiểu trong chuỗi bài blog về ngành thiết kế đồ họa in ấn sau nhé!



Phần 1: General Hands-On Design Careers: Các cấp bậc chính của designer

Entry Level Print Designer – Designer sơ cấp (mới bước vào nghề)

Mô tả công việc: Định nghĩa cụm từ “sơ cấp” sẽ khác nhau tùy công ty nhưng nhìn chung, các designer sơ cấp sẽ đảm nhiệm những công việc có thể nói là “nhỏ nhặt và đơn giản” mà những designer trình độ cao hơn không có thời gian để làm. Nó bao gồm mọi việc từ chỉnh sửa ảnh, sửa những lỗi nhỏ trên thiết kế trước đó, chuyển đổi file hoặc xuất file để đi in … 

Sẽ không có nhiều cơ hội được sáng tạo trong các công việc ở vị trí này: designer sơ cấp chỉ làm việc trên các tiểu tiết đơn lẻ, không phải trên những ý tưởng lớn. Bạn sẽ làm việc dưới sự giám sát của những designer cấp cao hơn - là những người tư vấn cho bạn trong việc kết hợp giữa lý thuyết về thiết kế và thực tế trong công việc. Có đôi khi, bạn phải đảm nhận thêm công việc rất tủn mủn và vụn vặt như pha cà phê hoặc những việc lặt vặt chốn văn phòng.

Tại sao cần nền tảng về in ấn: Designer ở vị trí này đều muốn thăng tiến lên các vị trí cao hơn, do đó kiến thức và kinh nghiệm sẽ là điểm thuận lợi giúp bạn mau chóng vượt qua mốc này. Bắt đầu từ vị trí sơ cấp là cách tốt để nắm vững những kỹ năng thiết kế in ấn, có một kiến thức nền tốt sẽ giúp bạn tiến xa và nhanh hơn. 
Học vấn/kinh nghiệm: Designer sơ cấp là vị trí cấp độ mới vào nghề nên ít bị yêu cầu cao về kinh nghiệm, nhưng bạn cần chuẩn bị sẵn những thiết kế mẫu để các nhà tuyển dụng tham khảo. Một số nhà tuyển dụng có thể sẽ đòi hỏi bạn phải có bằng cấp hoặc không. Tuy nhiên khi có bằng cấp liên quan sẽ giúp bạn có được vị trí tốt khi tiến trên bậc thang của nghề thiết kế đồ họa, mặc dù điều đó không có nghĩa là sẽ đảm bảo bạn được trả tiền công cao. Tài năng, kinh nghiệm và sự tự tin thường sẽ giúp bạn chiến thắng bằng cấpBạn cũng cần sử dụng tốt những phần mềm thiết kế tùy theo công ty, có thể là Photoshop, Illustrator, Corel, Quark và Windows Office.
Mức lương tại Mỹ: khoảng 36.000 USD/năm 
Ưu điểm:
Yêu cầu ít về kinh nghiệm/học vấn giúp bạn dễ tìm được việc trong khi đang học hoặc sau khi tốt nghiệp.
Ít trách nhiệm và áp lực vì hiếm khi được giao các dự án quan trọng.
Khuyết điểm:
Lương rất thấp, nhiều vị trí tập sự là thực tập không lương.
Mức độ cạnh tranh cao.
Không có không gian để sáng tạo và làm việc độc lập.

Mac Operator  - Designer sơ cấp biết sử dụng máy Mac
Mô tả công việc: Nếu bạn đọc được thông tin một công ty tuyển dụng vị trí Mac Operator, thì hầu hết có nghĩa là công ty đó đang tìm một designer tập sự, biết sử dụng máy Mac, cụ thể hơn, có thể sử dụng những chương trình chính trong hệ điều hành Mac. Đối với những công ty sử dụng máy Mac trên toàn hệ thống, đây là 1 cách diễn đạt để loại bớt những ứng viên chỉ sử dụng Windows. Công việc sẽ giống với vị trí designer sơ cấp, điểm khác biệt là mọi công việc đều được thực hiện trên máy Mac.
Tại sao cần nền tảng về in ấn: Mac Operator sẽ cần kỹ năng sử dụng phần mềm  thiết kế thành thạo trên máy Mac. Sự hiểu biết sâu sắc về thiết kế và những quy trình cần thiết để phục vụ mục đích in ấn sẽ giúp bạn trở thành ứng viên tiềm năng cho vị trí này.
Học vấn/kinh nghiệm: Tương tự vị trí sơ cấp, yêu cầu về học vấn/kinh nghiệm sẽ thay đổi tùy theo nhà tuyển dụng. Tuy nhiên ứng viên phải  sử dụng Mac thành thạo.
Mức lương tại Mỹ: khoảng 36.000 USD/năm
Ưu điểm:
Nhiều công ty thiết kế sử dụng máy Mac, nên nếu có kiến thức về hệ điều hành này sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được việc sau đó.
Yêu cầu ít kinh nghiệm/học vấn.
Ít trách nhiệm và áp lực.
Khuyết điểm:
Những designer sử dụng Windows và Linux không thể ứng tuyển.
Lương rất thấp, nhiều vị trí tập sự là thực tập không lương.
Ít không gian sáng tạo và ít quyền tự chủ.

Mid Level Print Designer - Designer cấp trung 
Mô tả công việc: Thông thường, designer cấp trung được giao một số công việc mang tính sáng tạo và thiết kế của họ sẽ được ghi nhận như một phần của team design. Designer cấp trung thường báo cáo trực tiếp cho những designer cấp bậc cao hơn, có thể họ sẽ trên quyền hoặc ngang quyền designer sơ cấp. Công việc có thể bao gồm chỉnh sửa/cải thiện các thiết kế đơn giản, hoặc thử sức với các yêu cầu cao hơn.   


Tại sao cần nền tảng về in ấn: Rất đơn giản, nếu không đủ kiến thức về in ấn và các kinh nghiệm thực tế, bạn sẽ không thể nào thoát khỏi cái mác “mới vào nghề”. Một designer cấp trung cần làm việc thành thục và hiệu quả ở nhiều khía cạnh trong ngành in ấn này.
Học vấn/kinh nghiệm: Một lần nữa được tùy thuộc vào nhà tuyển dụng. Một số công ty yêu cầu ít nhất bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành thiết kế hoặc chuyên ngành liên quan, và kinh nghiệm làm việc từ 2-6 năm. Đôi khi, các designer cấp trung phải hy sinh chấp nhận làm công việc của designer sơ cấp và bắt đầu lại từ đầu. 
Mức lương tại Mỹ: khoảng 37.750 - 69.500 USD/năm
Ưu điểm:
Được giao nhiều trách nhiệm và không gian để sáng tạo hơn.
Nhiều cơ hội để thăng tiến hơn và được giao những dự án quan trọng hơn.
Khuyết điểm:
Vẫn phải làm nhiều công việc thiết kế đơn giản.
Có thể khá áp lực vì bạn có nhiều cấp trên và cấp dưới hơn.

Senior Level Print Designer  - Designer cao cấp
Miêu tả nghề nghiệp: Với cơ hội nắm giữ quyền hành nhiều hơn, ở vị trí này bạn sẽ chịu trách nhiệm cho các dự án, là trưởng nhóm thiết kế và là người tiên phong trong các ý tưởng để giao lại cho các designer cấp dưới. Tuy nhiên, cũng có khả năng bạn là designer duy nhất trong công ty và không hề có cấp dưới nào cả, và chức danh “cao cấp” là dành cho kinh nghiệm. Nếu công ty chỉ có ngân sách cho 1-2 designers, họ sẽ muốn tuyển người có nhiều kinh nghiệm nhất. 


Tại sao cần nền tảng về in ấn: Bạn chỉ đảm nhận được vị trí designer cao cấp sau một thời gian dài “chinh chiến” trong ngành này. In ấn cần là sở trường của bạn, vì bạn sẽ phải làm nhiều dự án liên quan đến nhiều vấn đề in ấn khác nhau. 
Học vấn/kinh nghiệm: Thường cần ít nhất 6 năm kinh nghiệm. Nhiều công ty yêu cầu trình độ cử nhân về thiết kế hoặc marketing. Nói chung yêu cầu thay đổi tùy công ty nhưng kinh nghiệm càng cao thì cơ hội trúng tuyển càng lớn.
Mức lương tại Mỹ: khoảng 63.000-86.000 USD/năm 
Ưu điểm:
Lương cao, nhiều cơ hội quản lý và kiểm soát công việc.
Đóng vai trò chỉ đạo, nên bạn có thể giao các việc nhỏ cho cấp dưới.
Có vai trò quan trọng với công ty, giúp bạn có sự ổn định trong công việc. Sau này nếu tìm công việc khác cũng sẽ dễ dàng hơn.
Khuyết điểm:
Cần nhiều kinh nghiệm và học vấn.
Công việc nhiều áp lực.
  
Freelance/Self-Employed Print Designer - Designer thiết kế tự do 
Mô tả công việc: Thay vì làm việc cố định cho 1 công ty, những designer này làm việc tự do. Tính linh động trong lựa chọn các dự án thiết kế cho họ sự thoải mái trong công việc, nhưng điều này cũng đi kèm với sự không ổn định.
Sẽ có lúc, các designer này không biết trước được tương lai: dự án kế tiếp sẽ là gì, liệu khách hàng có muốn làm việc tiếp với mình hay không. Làm việc tự do giống như điều hành một doanh nghiệp nhỏ, vừa phải lo cho công việc vừa phải chiều lòng khách hàng.

Tại sao cần nền tảng về in ấn: Càng biết nhiều về in ấn, khả năng tìm được khách hàng càng cao. Ngoài ra bạn cũng có thể làm việc như một designer chuyên biệt về một lĩnh vực nhất định, Vd: nếu bạn thiết kế folder đẹp, bạn có thể giới thiệu bản thân như là một “chuyên gia thiết kế folder”, điều này giúp bạn chọn lọc được đối tượng khách hàng phù hợp cũng như gia tăng khả năng có được dự án khi khách hàng tìm đến bạn. 
Mức lương tại Mỹ: tùy thuộc kinh nghiệm và địa điểm làm việc
Ưu điểm:
Làm việc ở nhà, có lịch làm việc tự do, được lựa chọn khách hàng.
Tự ra giá thiết kế, có mức độ kiểm soát đối với công việc của bạn.
Có thể vừa làm vừa học, hoặc làm thêm công việc khác trong lúc làm freelance .
Khuyết điểm:
Công việc không ổn định.
Căng thẳng hơn vì phải giao tiếp với khách hàng và tự quản lý công việc.
Đôi khi phải nhún nhường làm những việc không xứng với khả năng để trang trải cuộc sống.

Tạm kết
Trong ngành thiết kế đồ họa, năng lực là yếu tố quyết định chứ không phải bằng cấp hay tuổi tác. Dù bạn mới ra trường, đang làm việc hay đang tìm kiếm cơ hội thăng tiến ở vị trí nào đi chăng nữa thì lời khuyên vẫn là “làm việc chăm chỉ, đặt câu hỏi và tiếp thu càng nhiều càng tốt từ những người có kinh nghiệm mà bạn làm việc chung bất kể vai trò công việc của họ là gì”. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn nhận ra mình sẽ và đang là ai trong ngành thiết kế đồ họa in ấn, từ đó có những định hướng nghề nghiệp cho tương lai.
Cùng theo dõi các bài blog tiếp theo của SDmedia để tìm hiểu thêm về các vị trí mang tính chuyên môn hơn của ngành thiết kế đồ họa nhé!
Theo companyfolders.com